Bối cảnh Nam Kasai

Thời kỳ thuộc địa

Các thủ lĩnh Luba trong Nhà nước Tự do Congo k. 1900

Chế độ thực dân châu Âu ở Congo bắt đầu cuối thế kỷ 19. Tỏ ra thất vọng vì đất nước thiếu quyền lực và uy tín quốc tế, vua Léopold II của Bỉ đã cố gắng thuyết phục chính phủ ủng hộ việc mở rộng thuộc địa xung quanh lưu vực Congo lúc bấy giờ phần lớn chưa được khám phá. Sự mâu thuẫn của chính phủ Bỉ về ý tưởng này khiến Léopold cuối cùng thiết lập một thuộc địa cho riêng mình. Nhờ một số quốc gia phương Tây coi Léopold như trung gian hữu ích giữa những cường quốc thực dân đối địch, quốc tế đã công nhận thuộc địa riêng Nhà nước Tự do Congo của ông vào năm 1885.[4] Cường quốc khu vực lớn nhất ở vùng Kasai Đế quốc Luba bị sáp nhập vào quốc gia mới năm 1889. Vào đầu thế kỷ 20, sự bạo lực của các quan chức Nhà nước Tự do chống lại người Congo bản địa cùng chính sách khai thác kinh tế tàn nhẫn đã dẫn đến áp lực ngoại giao dữ dội đối với Bỉ, thúc đẩy nước này nắm quyền kiểm soát Congo một cách chính thức. Hệ quả là Bỉ biến Congo thành thuộc địa vào năm 1908.[5]

Sự cai trị của Bỉ ở Congo dựa trên "bộ ba thuộc địa" (trinité colonise) gồm các lợi ích của nhà nước, nhà truyền giáocông ty tư nhân. Đặc quyền về lợi ích thương mại của Bỉ đưa một lượng lớn vốn vào Congo, trong khi các khu vực riêng lẻ xuất hiện sự phân công lao động. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của chính phủ và doanh nghiệp tư nhân trở nên gắn bó chặt chẽ và nhà nước đã giúp các công ty phá vỡ các cuộc đình công, cũng như loại bỏ các rào cản khác do người dân bản địa áp đặt.[6] Đất nước được chia thành các đơn vị hành chính tổ chức theo thứ bậc và điều hành thống nhất theo một "chính sách bản địa" (politique indigène) đã định sẵn – trái ngược với người Anh và người Pháp thường ủng hộ hệ thống cai trị gián tiếp theo đó những lãnh đạo truyền thống nắm các vị trí quyền lực dưới sự giám sát của chính quyền thuộc địa.[7]

Dân tộc

Trước khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa, khu vực Nam Kasai hình thành nên một phần của Đế quốc Luba, một liên bang gồm các vương quốc địa phương với văn hóa đồng nhất. Trong thế kỷ 17 và 18, người Baluba phân bố rộng trên phần lớn thảo nguyên Kasai-Katanga dọc theo lưu vực sông Kasai và cuối cùng phát triển thành một số nhóm dân tộc, đáng chú ý là người Luba-Kasai và người Luba-Katanga. Mặc dù chưa bao giờ hợp nhất thành một quốc gia tập trung duy nhất, nhưng các dân tộc vẫn giữ tình cảm gắn bó với nhau dựa trên các huyền thoại về nguồn gốc chung và các tập quán văn hóa.[8] Các nhóm khác như SongyeKanyok cũng có lịch sử lâu đời ở vùng Kasai.[9]

Một trong những di sản chính của chế độ thuộc địa Kasai là sự phân chia lại dân cư một cách tùy tiện thành các nhóm sắc tộc mới. Bất chấp ngôn ngữ chung (Tshiluba) và văn hóa của hai dân tộc, các nhà quản lý thuộc địa tin rằng cư dân ở khu vực sông Lulua khác biệt về mặt chủng tộc với người Baluba và gọi họ là Bena Lulua. Họ còn tin rằng người Baluba thông minh, chăm chỉ và cởi mở với những ý tưởng mới hơn người Bena Lulua, những người bị cho là phản động và ngu ngốc hơn. Do đó, từ những năm 1930, nhà nước bắt đầu đối xử khác biệt với hai nhóm dân tộc, áp dụng các chính sách khác nhau cho mỗi nhóm đồng thời nâng người Baluba lên địa vị cao hơn các sắc dân khác.[10]

Trong những năm 1950, khi người Bỉ bắt đầu lo sợ rằng sự trỗi dậy của tầng lớp Luba hùng mạnh sẽ tạo nên mối đe dọa với chế độ thuộc địa, chính quyền bắt đầu hỗ trợ các tổ chức người Lulua. Điều này càng góp phần vào sự phân cực dân tộc ngày càng tăng giữa hai nhóm. Năm 1952, một tổ chức có tên Lulua Frères (Anh em Lulua) được thành lập để vận động cho sự tiến bộ kinh tế xã hội của nhóm Lulua và trở thành đại diện không chính thức của người Bena Lulua. Năm 1959, sự thù địch Luba-Lulua lên đến đỉnh điểm khi chính quyền thực dân đề xuất di dời nông dân Luba khỏi miền đất Lulua để đến vùng lãnh thổ Luba kém màu mỡ hơn. Điều này dẫn đến sự thù địch gia tăng và các cuộc đụng độ dữ dội nổ ra. Vào tháng 8 năm 1959, người Luba biểu tình chống lại kế hoạch này song bị quân đội và cảnh sát thuộc địa đàn áp dữ dội.[11]

Phong trào dân tộc chủ nghĩa và chính trị Congo

Chủ nghĩa dân tộc Congo

Patrice Lumumba chia rẽ với Kalonji vào năm 1959 và từ chối cấp chức vụ cho những người ủng hộ ông trong chính quyền trung ương.

Một phong trào dân tộc chủ nghĩa và chống thực dân Liên Phi đã phát triển ở Congo thuộc Bỉ trong thập niên 1950, chủ yếu tại tầng lớp évolué (giai cấp tư sản thành thị da đen). Phong trào gồm một số đảng phái và nhóm chính trị bị phân chia rộng rãi về chủng tộc, địa lý đồng thời đối lập với nhau.[12] Tổ chức lớn nhất, Mouvement National Congolais (MNC), là một mặt trận thống nhất mong muốn giành độc lập "trong thời điểm thích hợp".[13] Mặt trận được thành lập theo một điều lệ, trong đó những người ký bao gồm Patrice Lumumba, Cyrille AdoulaJoseph Iléo.[14] Lumumba trở thành nhân vật lãnh đạo và đến cuối năm 1959, đảng tuyên bố có tới 58.000 thành viên.[15] Tuy nhiên, nhiều người cho rằng MNC quá ôn hòa. Một số đảng khác nổi lên mang chủ nghĩa cấp tiến, ủng hộ hình thức liên bang hóa hoặc tập trung hóaliên kết với các nhóm sắc tộc nhất định. Đối thủ chính của MNC là Alliance des Bakongo (ABAKO) do Joseph Kasa-Vubu lãnh đạo, một đảng cấp tiến hơn do người Kongo ở miền bắc ủng hộ, và Confédération des Associations Tribales du Katanga (CONAKAT) của Moïse Tshombe, một đảng theo chủ nghĩa liên bang mạnh mẽ ở tỉnh miền nam Katanga.[16]

Phân chia và phân cực Kalonji-Lumumba

Albert Kalonji đoạn tuyệt với Lumumba và sau đó lãnh đạo cuộc ly khai của Nam Kasai.

Tuy là đảng lớn nhất trong số các chính đảng dân tộc chủ nghĩa ở châu Phi, nhưng MNC có nhiều phe phái khác nhau nên đưa ra lập trường khác nhau về một số vấn đề. Đảng ngày càng bị phân cực giữa các évolués ôn hòa và thành viên quần chúng cấp tiến hơn.[17] Một phe cấp tiến và theo chủ nghĩa liên bang do Ileo và Albert Kalonji đứng đầu đã tách ra vào tháng 7 năm 1959, nhưng không thể khiến các thành viên MNC khác rời đảng hàng loạt. Phe bất đồng chính kiến có tên MNC-Kalonji (MNC-K), trong khi nhóm đa số trở thành MNC-Lumumba (MNC-L). Sự chia rẽ đã phân tách cơ sở ủng hộ của đảng thành những người kiên trì với Lumumba, chủ yếu ở vùng miền đông bắc Stanleyville và những người ủng hộ MNC-K, phổ biến ở miền nam. Nhóm này bao gồm người Baluba, dân tộc của Kalonji.[18] MNC-K sau đó đã thành lập một cartel với ABAKO và Parti Solidaire Africain (PSA) để kêu gọi một liên bang Congo thống nhất.[19]

Cuộc bầu cử năm 1960 đã biến thành một "cuộc trưng cầu dân ý chống Baluba" ở Kasai khi phái MNC-K của người Luba chiếm đa số nhưng không kiểm soát nổi chính quyền tỉnh. Thay vào đó, Lumumba đã thăng chức cho một ứng cử viên người Lulua, Barthélemy Mukenge, làm chủ tịch tỉnh trong khi Kalonji bị từ chối chức vụ bộ trưởng quan trọng trong chính phủ quốc gia của Lumumba. Kalonji từ chối lời đề nghị làm Bộ trưởng Nông nghiệp của Lumumba. Mukenge cố gắng thành lập một chính phủ đoàn kết, thậm chí còn đề nghị thành viên MNC-K Joseph Ngalula một vị trí trong nội các của mình. Ngalula cự tuyệt và vào ngày 14 tháng 6, MNC-K quyết định thành lập một chính phủ thay thế dưới sự lãnh đạo của ông.[20][21] Kalonji không công nhận chính phủ này có bất kỳ thẩm quyền nào.[22]

Những người theo phe Kalonji cảm thấy bị chính quyền trung ương từ chối và gạt ra ngoài lề nên bắt đầu ủng hộ các đảng thay thế. Trong số đó, phái này ủng hộ đảng CONAKAT của Tshombe ở xứ Katanga lân cận vì lập trường liên bang mạnh mẽ của đảng này, phản đối quan niệm của Lumumba về một chính quyền đơn nhất có trụ sở tại thủ đô Léopoldville. Phe Kalonji ủng hộ CONAKAT chống lại đối thủ địa phương chính của họ, Association Générale des Baluba du Katanga (BALUBAKAT) do Jason Sendwe lãnh đạo, dù đảng này đại diện cho người Baluba của tỉnh Katanga, song ủng hộ chế độ tập trung.[23] Phe phái Kalonji tin rằng họ đang hành động thay mặt cho toàn bộ Luba-Kasai, tạo ra sự thù địch giữa dân Luba-Kasai và người Luba-Katanga nhưng cũng không giành sự ủng hộ hoàn toàn của CONAKAT, phần lớn trong số họ có thành kiến ​​​​về chủng tộc đối với người Baluba và chỉ ủng hộ "những người Katanga chính thống".[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam Kasai http://www.africamuseum.be/sites/default/files/med... http://www.kaowarsom.be/documents/BULLETINS_MEDEDE... http://fr.allafrica.com/stories/200808150585.html http://akemasbl.canalblog.com/archives/2010/03/09/... http://www.congoindependant.com/article.php?articl... http://www.philateliequebec.com/Numeros2011/Janvie... http://www.sciencespo.fr/mass-violence-war-massacr... http://www.cairn.info/revue-courrier-hebdomadaire-... http://whqlibdoc.who.int/bulletin/1962/Vol27/Vol27... http://www.lephareonline.net/congo-zaire-lempire-d...